Trồng lan hài vào chậu

Có nhiều yếu tố có liên quan đến việc trồng lan hài trong chậu, bao gồm các vấn đề thuộc kỹ thuật, về chu kỳ thay chậu, về việc các chất trồng đã được xử dụng, việc chọn lựa chậu nhựa hay chậu đất nung, kích thước chậu và cuối cùng là việc tách chiết cây lan.

Có nhiều ý kiến khác nhau về đề tài rộng lớn này nhưng chúng tôi chỉ giới hạn ở một số yếu tố như các nhà trồng lan hài thường quan tâm. Mục đích của chương này là đưa ra một vài yếu tố về thực chất, đó là những vấn đề căn bản trong các mối quan hệ này và mong những nhà trồng lan đưa ra những phản biện nhằm hoàn chỉnh những yếu tố khác nhau.

Trồng lan hài vào chậuCác vấn đề kỹ thuật được điều chỉnh bởi sự lựa chọn chất trồng và loại chậu để trồng. Bất luận thế nào, khi chọn một chậu mới thì kích thước của chậu mới cũng chỉ nên lớn hơn chậu cũ từ 2 đến 5 cm. Không gian đủ cho cây nảy 1-3 nhánh từ một cây hiện tại. Các cây đưa vào chậu mới cũng không nên trồng sâu hơn khi nó còn ở chậu cũ, làm thế nào để các lá của chúng nằm trên mặt chất trồng. Cần loại bỏ các rễ đã chết. Một ít chất trồng còn bám vào rễ sống cần được gỡ bỏ một cách nhẹ nhàng. Tóm lại là cố gắng càng ít đụng chạm vào rễ sống càng tốt. Khi trồng vào chậu mới thì cố gắng đặt rễ sống theo hướng mà trước đây chúng đã theo để giảm thiểu tình trạng sốc của cây. Đưa cây vào chậu sao cho vững, bằng cách ấn nhẹ lớp chất trồng chung quanh rễ, đủ để cho cây không bị lung lay khi đã trồng vào chậu. Trước khi đưa cây vào chậu thì cần làm ẩm chất trồng vì rễ cây sẽ bị chết nếu ta đặt chúng vào chỗ chất trồng đang còn khô. Cuối cùng thì đặt chúng lại vào kệ sau khi đã dán nhãn ghi đầy đủ các thông tin cần thiết, kể cả ngày thay chậu.

Cách trồng lan hài vào chậuViệc định kỳ thay chậu còn tùy thuộc vào chất trồng. Nói chung, các chất trồng càng mịn thì chúng càng bị phân hủy nhanh. Do đó, dựa trên kích thước thực tế việc thay chậu có thể thực hiện với chu kỳ từ 1,5 đến 3 năm. Trong hầu hết các trường hợp, chu kỳ 3 năm nên dành cho các chất trồng gồm những thành phần thô và không phân rã như than xỉ hoặc đá dung nham hoặc sợi dớn. Những người trồng lan thận trọng thì quan sát mức độ phân hủy của các chất trồng để quyết định khi nào thì cần thay chậu. Mặc dù những người mới vào nghề có thể có lý do để chứng minh rằng mình thay chậu một năm một lần là khôn ngoan, để giảm thiểu hoặc để tránh cho cây không bị úng nước hoặc các chất trồng chưa kịp phân hủy, nhưng thực tế là mỗi lần thay chậu là một lần cây lan bị sốc, và người ta luôn giảm thiểu tình trạng sốc như vậy.

Một điều lưu ý khác mà ta cần quan tâm là thay đổi chất trồng bằng một loại mới; lan hài thường bị mất rễ một khi đặt chúng vào một loại đất nền khác. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi chất trồng, hãy thay đổi từ từ. Ta hãy trộn một ít chất trồng mới với loại chất trồng cũ, thay đổi từ từ cho đến sau một vài năm thì ta dùng hoàn toàn chất trồng mới./.

Theo kenhantan.com

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản