Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus

Cây thảo, mọc ở đất, có thân bò rồi đứng, cao khoảng 15 cm. Có 3 - 4 lá màu nâu sẫm hoặc lục nâu, mượt như nhung, với gân trắng hoặc vàng trắng, hình trứng, mép gợn sóng, kích thước 7 x 4 cm. Cụm hoa 10 cm, 2 - 3 lá bắc, có 3 - 5 hoa. Lá bắc dài 8 - 10 mm

Vietnam name: Red - Lan kim tuyến đá vôi
Latin name: Anoectochilus calcareus
Đồng danh:  Anoectochilus calcareus Aver. 1996.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Địa lan

Đặc điểm nhận dạng: Cây thảo, mọc ở đất, có thân bò rồi đứng, cao khoảng 15 cm. Có 3 - 4 lá màu nâu sẫm hoặc lục nâu, mượt như nhung, với gân trắng hoặc vàng trắng, hình trứng, mép gợn sóng, kích thước 7 x 4 cm. Cụm hoa 10 cm, 2 - 3 lá bắc, có 3 - 5 hoa. Lá bắc dài 8 - 10 mm. Bầu dài 8 - 10 mm, có lông rậm. Lá đài màu lục sáng, mặt trên có lông thưa; lá đài giữa hình trứng rộng, dài 4 mm, đỉnh cụt; lá đài bên hình trứng hẹp, kích thước 6 - 2,6 mm. Cánh hoa trắng, xanh nhạt ở đỉnh, hình liềm, kích thước 4 x 1,5 mm, phần trên dính với lá đài giữa tạo thành túi. Môi màu trắng, dài khoảng 14 mm từ đỉnh cựa đến đỉnh epichile, gốc môi có cựa hình côn, kích thước 3 x 2,5 mm, có tuyến ở mỗi bên. Cột cao 3 mm, có 2 phần phụ hình cánh nhỏ, đứng.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 7 - 8, quả tháng 10 - 11. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc trong rừng thường xanh trên núi đá vôi, ở độ cao 500 - 1700 m.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang (Quản Bạ: Cán Tỷ), Hoà Bình (Mai Châu), Quảng Bình (Kẻ Bàng), Lâm Đồng (Bì Đúp), Khánh Hoà (Hòn Giao).

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị: Loài đặc hữu và nguồn gen quí của Việt Nam. Có giá trị làm cảnh vì cây có lá đẹp, lá đài màu lục sáng, hoa màu trắng. Ngoài ra còn có giá trị làm thuốc.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Đây là đối tượng săn tìm thu hái (nhổ toàn cây) của tư thương để làm thuốc. Vì vậy, loài này có nguy cơ lâm vào tình trạng tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên do việc thu hái quá mức và phá rừng làm mất môi trường sinh thái và điều kiện sống.

Phân hạng: EN A1d.

Biện pháp bảo vệ: Loài có Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­ư­­ơng mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể về khu vực bảo tồn này và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 407.

Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus

Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản