Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang

Kiếm Tiểu Giang là cây Kiếm khá đặc biệt với mặt bông đặc sắc biến thiên. Đây là cây kiếm gây khá nhiều tranh cãi trong giới chơi lan. Điểm gây chuyện tranh cãi của cây kiếm này đến từ các yếu tố chính bao gồm: Tên gọi, thân thủ và sắc tố hoa. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cây kiếm này để hiểu rõ hơn về nó nhé.

1. Nguồn gốc tên gọi Kiếm Tiểu Giang 89:

Cây kiếm này này theo thông tin mình có được thì do thầy Trí (nick Phan Trí gắn liền với tên cây kiếm số 1 Việt Nam) phát hiện tại Sông Bé (trước đây được sát nhập từ 03 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long sau này địa danh này tách ra thành Bình Phước và Bình Dương) vào năm 1989. Cũng tương tự như cây kiếm Phan Trí, mặc dù là người phát hiện ra cây kiếm này tuy nhiên thầy Trí không không phải là người đặt tên cho cây kiếm. Mãi sau này lão Phỉ mới đặt tên Tiểu Giang 89. Ý nói rằng cây này xuất xứ tại Sông Bé được phát hiện năm 1989. Cũng từ đó cái tên Kiếm Tiểu Giang 89 được giới kiếm quen gọi cho tới bây giờ.

Tuy nhiên một thời gian sau đó, xuất hiện một cây kiếm với thân thủ, khuôn hoa, sắc tố giống hệt với tên gọi là Kim Tuyến. Có lẽ tên gọi này được đặt dựa vào sắc tố chấm đỏ trên cánh và lưỡi hoa. Điều này tạo nên một cuộc tranh cãi suốt một thời gian dài. Đến nỗi sau thời điểm đó một số kiếm thủ khi nhắc đến cây kiếm này phải gọi tên gộp là Kim Tuyến Tiểu Giang tránh phiền phức.

Trên quan điểm cá nhân tôi nghĩ nên gọi cây kiếm với cái tên kiếm Tiểu Giang 89 là hợp nhẽ. Vì sao? Vì tên cây thể hiện được xuất xứ và thời điểm phát hiện ra cây. Đồng thời người phát hiện cũng đồng thuận với cái tên đó

Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang

2. Dòng giống và thân thủ:

Kiếm Tiểu Giang 89 có thân củ to tròn. Lá cứng nhỏ dựng đứng mang đặc trưng của một cây Bicolor. (Dù rằng cũng có một số cây Lô hội có hình thái củ to tròn như thế. Nhưng không phải là nét đặc trưng của Lô hội). Tuy nhiên lưỡi hoa lại có sọc kẻ từ trong họng ra, mang đặc trưng của hoa Lô hội. Chính vì vậy cuộc chiến về dòng giống của cây này cũng chưa bao giờ kết thúc.

Cũng từng có mấy vụ cá độ của các hảo thủ kiếm pháp về nó. Nhưng tựu chung vẫn chưa bên nào tâm phục khẩu phục. Tới giờ nhiều người vẫn xem nó là cây kiếm Bicolor và không ít người vẫn xem nó là kiếm Lô hội.

Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang

3. Sự biến thiên sắc tố tím đỏ trên lưỡi và cánh

Quả thực nét duyên của Kiếm Tiểu Giang 89 ngoài các yếu tố thân thủ củ lá, độ sai hoa, phát bông đều đặn. Giá trị của cây kiếm nó còn được nâng lên bởi sắc tố tím đỏ lóng lánh trên lưỡi và cánh. Sắc tố này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc, thời tiết, ánh sáng và độ ăn nắng. Cây kiếm càng ăn nắng, thời tiết khí hậu vùng trồng càng nóng. Thì sắc tố càng đậm và nổi bật, ngược lại thì rất nhạt và khó nhận biết. Mặt hoa Tiểu Giang 89 vẫn được biết là biến thiên theo nhiều điều kiện khác nhau

Kiếm Tiểu Giang 89 có mặt bông phải nói là tuyệt diệụ về vẻ đẹp và sự biến hóa trên cánh hoa. Cũng giống như phi điệp 5ct phú thọ, KiếmTiểu Giang 89 vẫn được biết là biến thiên theo nhiều điều kiện khác nhau. Hoa đẹp từ lúc mới nở và thay đổi theo từng ngày. Cây kiếm làm cho người sở hữu hết ngạc nhiên đến ngạc nhiên khác. Cho đến lúc tàn đây vẫn là 1 bông hoa mới. Có giá trị tinh thần đặt biệt đối với người sở hữu em nó. Một bông đáng sưu tầm và lưu giữ cho 1 dòng kiếm Việt Nam. Hiện tại mình chưa thấy có bông hoa kiếm thứ 2 có sự biến hóa như vậy

Giới thiệu nguồn gốc Lan Kiếm Tiểu Giang

Sưu tầm

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản