Các loại sâu bệnh và chuột gây hại trên lan

Cũng giống như những loài hoa khác thì trong quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa lan cũng bị các loài sinh vật xâm nhập gây hại như: sâu, gián, kiến, chuột,…làm ảnh hưởng đến hình dạng và sinh lý của cây bị biến đổi, chất lượng hoa giảm, kèm theo giá trị thẫm mỹ của chậu lan cũng giảm theo.

1. Rệp son

Rệp son gây hại trên hoa lan đai châuRệp son hay còn gọi là rệp sáp hay rầy lan. Rệp hại lan có nhiều loại như: Diaspididae, rệp lan, Homoptera. Chúng có thân nhỏ bé, màu đen xám, trắng sữa hoặc đen. Dài 1,2-1,5mm, rộng 0,25-0,5mm, mỗi năm vào tháng 5-6  ấu trùng nở và bò đi khắp nơi, khoảng hai ngày thì nó cố định ở một nơi trên cây, chủ yếu là ký sinh trên cuống giả hành, phiến lá, cuống lá, phần chất màng của giả hành. Khi tìm được nơi ở cố định ấu trùng sẽ tiết ra chất sáp cứng để cố định mình, đồng thời chọc vòi vào thân lan để hút nhựa.

Khi lan bị rệp son xâm nhập nếu nhẹ sẽ có những biểu hiện như: phiến lá có đóm trắng nhỏ, phần này sau đó bị vàng đi làm ảnh hưởng sự sinh trưởng của lan. Nếu nặng thì ấu trùng sẽ tập trung thành mãng bao phủ mặt lá, tiêu thụ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, gây trở ngại cho sự sinh trưởng, phát dục của cây, cây không thể ra hoa bình thường, lá khô, rụng cho đến cây chết.

Cách phòng trị


– Rệp son rất dễ phát sinh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, ngập úng, không thoáng gió, vì vậy khi trồng lan bạn cần phải tạo môi trường thông thoáng, chăm sóc vườn lan hàng ngày, nếu phát hiện trong vườn có xuất hiện rệp son thì cần tách cây bệnh ra để tránh lây lan sang các chậu lan khác.

– Nếu số lượng rệp ít bạn có thể dùng khăn lau rồi dùng nước rửa cây, nếu số lượng rệp lớn bạn cần bón phân và thuốc trừ sâu.

– Cần dùng thuốc đúng lúc: khi ấu trùng chưa hình thành lớp sáp cứng, trong thời gian chúng đang di chuyển tìm chỗ cố định thì phải phun thuốc diệt rệp, lúc này hiệu quả rất cao. Khi lớp sáp cứng hình thành thuốc sâu rất khó ngấm, hiệu quả không cao. Vào khoảng hạ tuần tháng 5 đến thượng tuần thàng 6 ấu trùng lứa đầu nở hết, thân ấu trùng chưa có sáp cứng, là thời điểm thích hợp để bạn phun thuốc.

– Nếu cây bị bệnh nặng có thể áp dụng phương pháp thuốc ngấm chậu. Trước tiên bạn dùng các thuốc diệt trứng, pha loãng theo hướng dẫn sử dụng, ngâm chậu lan trong 5-10 phút. Nếu trồng lan với số lượng ít trong phòng thì có thể dùng phương pháp chôn thuốc. Chôn viên Temik 15% vào gốc sâu khoảng 2-3cm để gốc cây hút thuốc và truyền lên cả cây làm sâu trúng độc và chết. Đường kính chậu 20cm thì cần chôn 2g thuốc, phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường nhưng mang lại hiệu quả rất cao.

2. Nhện đỏ

Nhện đỏ gây hại trên hoa lanNhện có thân nhỏ, màu nâu đỏ hoặc da cam. Chúng dùng vòi nhọn hút chất dinh dưỡng ở giữa phiến lá, làm cho tế bào trong phiến lá bị khô, hoại tử, đồng thời gây ra mất cân bằng trao đổi chất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Trong điều kiện môi nhiệt độ cao và khô hanh, nhện đỏ sinh sôi nhanh chóng, 5 ngày là chúng có thể sinh ra một thế hệ, số lượng rất nhiều. Đây là một trong những loài sâu gây hại rất lớn trên lan.

Cách phòng trị

– Con cái trưởng thành thường trú đông trong các kẽ lá, cuống giả hành khô héo, dưới lá rụng, vì thế vào mùa đông cần dọn dẹp nơi trồng lan sạch sẽ, dọn lá khô để giảm nơi trú ngụ của các loài nhện gây hại.

– Trước khi nhện cái ẩn nấp tránh đông, bạn lấy một mẫu giấy nhỏ quết dầu dính lên, buộc trên phần cuối cành lan, tỷ lệ pha dầu dính là 10  nhựa đường mềm 3 phần dầu máy thải đem nung sau khi làm nguội thì bôi lên giấy.

– Giữ cho môi trường thông thoáng, độ ẩm trên 40%, thường xuyên phun nước vào lưng lá sẽ làm hạn chế sự sinh sôi của chúng.

3. Bọ trĩ

Bọ trĩ gây hại trên hoa lanBọ trĩ là loài ăn tạp, sống kí sinh trên vật chủ, loài này gây hại nghiêm trọng trên lan. Bọ trĩ có thân nhỏ, con trưởng thành dài 1,2-1,4mm, thân có màu vàng nhạt đến nâu sậm, sống ẩn nấp gây hại, thời kỳ đầu rất khó phát hiện.

Chúng dùng vòi hút nhựa trên phiến lá, thường tập trung tại tâm lá, chồi non, nụ hoa để gây hại làm cho mặt lá có nhiều chấm trắng nhỏ hoặc vết trắng xám, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hoa.

Cách phòng trị

– Thượng tuần tháng 3 bọ trĩ bắt đầu hoạt động, cần kịp thời phun thuốc, tháng 5-6 chồi non sinh trưởng và có nụ, 7-10 ngày phun một lần, phun 2 lần.

– Bọ trĩ thường sống trong nách lá, nụ hoa vì vậy khi phun thuốc cần đặc biệt chú ý phun vào những điểm này. Mùa đông phun thuốc nên chú ý đến thỗ nhưỡng để diệt hết loại bọ trĩ này.

– Tưới thuốc phun sương bạn nên chọn những loại thuốc có tác dụng ngấm sâu vào trong như lưu huỳnh photphat pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.200 – 1.500…

4. Chuột

Chuột là loài gặm nhấm gây hại cho hoa lan, từ cây vừa cho đến cây đã trưởng thành, nụ bông, búp, rễ lan, thậm chí giả hành của hoa đều bị gây hại.

Cách phòng trị

– Sử dụng các dụng cụ bẫy chuột như: lồng bắt, bẫy đá,…những loại này không gây ô nhiễm mỗi trường, sử dụng hiệu quả.

– Dùng thuốc diệt chuột hoặc dùng thuốc xua đuổi chuột, cũng có loại làm kìm hãm khả năng sinh sản của chuột.

– Thuốc diệt chuột cần đặt ở nơi gần hang của chúng với tỷ lệ 20-30g/15mm2, mỗi nhúm 5-10g. Ta cần căn cứ vào mật độ ít nhiều của chuột mà tăng giảm liều lượng. Để đảm bảo hiệu quả diệt chuột bạn cần phối hợp tốt 3 yếu tố như: liều lượng, không gian, thời gian.

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản