Các nguyên tố vi lượng ảnh đến sự phát triển của cây lan

Các loại bệnh xâm nhiễm, bệnh phi xâm nhiễm và các loại sâu hại đều làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan. Bệnh phi xâm nhiễm là một loại bệnh sinh lý, nguyền nhân gây bệnh là do những nhân tố ngoại cảnh và dinh dưỡng vượt quá biên độ thích ứng của cây.

Sau đây là một số loại bệnh phi xâm nhiễm của cây lan thường gặp:

I. Bệnh do thiếu và thừa đạm:

Triệu chứng:

Các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lanThiểu đạm: Lá lan dang xanh tốt tự nhiên chuyển sang màu vàng và rơi rụng hoặc lá có màu xanh vàng nõn trông rất yếu ớt. Cây sinh trưởng và phát triển chậm, rễ mọc ra ngoài nhiều.

Thừa đạm: Giai đoạn đầu, cây sinh trưởng mạnh, cây lá sẽ cao, lớn, nhưng thể chất cây yếu, sức đề kháng với ngoại cảnh yếu, dễ bị sâu bệnh, khó ra hoa.

Nguyền nhân: Do chế độ phân bón cho cây không chuẩn mức, gây thiếu hoặc thừa đạm trong quá trình sính trưởng, phát triển của cây.

Biện pháp phòng trị: Bón cho cầy theo đúng loại phân, liều lượng bón và định kỳ hóa cho các giai doạn tuổi của cây như trình bày ở phần chế độ phân bón.

Khi phát hiện cây bị bệnh do thiếu đạm thì phải tảng lượng đạm trong phân bón, để đáp ứng nhu cầu đạm cho cây. Phục hồi sinh trưởng, phát triển bình thường.

Khi thấy triệu chứng thừa đạm thì cần phải giảm lượng tưới bón đạm và tăng cường bón thêm lân cho cây, giúp cho cây khỏe, có sức đề kháng cao, tạo cho cây phục hồi trở lại và ra hoa tốt.

II. Bệnh do thiếu và thừa lân:


Triệu chứng:

Thiếu lân:


Cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng với ngoại cảnh kém.
Lá chuyển sang màu xanh thẫm và pha màu tím hoa cà, bản hẹp.
Rễ chậm phát triển, ít mầm nước.
Chậm ra hoa, khi ra, cành hoa nhỏ, ngắn, hoa nhỏ, ít, mau tàn.
Khả năng đậu quá ít, hạt lép nhiều.

Thừa lân:

Lá cứng và ngắn, cây sinh trưởng và phát triển không cân đối.
Cây ra hoa sớm trong khi cây phát triển chưa hoàn thiện.

Nguyên nhân: Do chế độ phân bón hàng ngày không đáp ứng yêu cầu về lân, hõặc bón quá nhiều lân cho cây, làm mất trạng thái cân bằng sinh lý của cây.

Biện pháp phòng trị:

Thường xuyên bồn phân hỗn hợp cho cây theo tỷ lệ đúng cho từng giai đoạn tuổi như đã trình bày ở trên.
Khi phát hiện thấy triệu chứng thiếu hoặc thừa lân phải tăng hoặc giảm lượng bón tạo cho cây sống trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để cây phục hồi sinh trưởng và phát triển bình thường.

III. Bệnh đo thiêu kali:


Triệu chứng: Lá của cây lan đang bình thường sau một thời gian bị xoắn lại, các chồi non không táng trưởng được, lụi dần và có thể chết. Cây lớn chậm, không ra hoa hoặc ra hoa thì hoa nhỏ, màu sắc hoa không bình thường.

Nguyên nhân:
Do chế độ phân bón không đúng kỹ thuật dẫn đến cây bị thiếu kali.

Biện pháp phòng trị:
Tăng cường lượng kali trong phân bón cho cây để cùng phục hồi sinh trưởng và phát triển bình thường. Trong quá trình nuôi trồng phải tuân theo chế độ phân bón N, p, K theo từng giai đoạn tưới của cây để đáp ứng yêu cầu kali cho cây.

IV. Bệnh thiếu canxi (Ca):

Triệu chứng: Rễ bị cụt, không phát triển, dĩnh, ngọn chậm tăng trưởng, tạo nên cây ngắn, các lá mọc chụm lại ỗ ngọn.

Nguyên nhân: Do tưới phân không có canxi. Canxi bị hòa tan trong phân tưới ở dạng quá axit gây cho canxi không hòa tan được.

Biện pháp phòng trị:
Dùng CaCl2 với 60g hòa 20 lít nước tưới trong 3 tuần, mỗi tuần 1 lần hoặc dùng Ca(N03)2 30 ngày tưới một lần.

V. Bệnh thiếu Magiê (Mg):

Triệu chứng:

Các sóng lá xanh thẫm, các lá già chuyển màu vàng nhạt.
Cây mất cân đối: rễ quá lớn, phát triển quá tốt còn thân, lá nhỏ ít phát triển.

Nguyên nhân:
Do chế độ phân bón thiếu Mg.

Biện pháp phòng trị:
Dùng phân hỗn hợp đặc chế cho lan có Mg. Hoặc dùng Mg dưới dạng MgS04 lẫn trong phân N, p, K để tưới hoặc hòa tan trong nước với liều lượng 20g trong 20 lít nước để tưới.

VI. Bệnh thiếu sắt (Fe):

Triệu chứng: Lá bản hẹp, nhỏ, cứng có màu vàng và cằn cỗi.

Nguyên nhân: Do Fe ở dạng cây không hấp thụ được.

VD: pH > 7 làm sắt không hòa tan được.
Phân ở dạng axit Fe hòa tan quá nhiều gây hại cây.
Tưới nước chứa nhiều Ca(HC02)2-

Biện pháp phòng trị: Dùng FeS04 nồng độ 1% tưới định kỳ 15 ngày một lần cho cây.

VII. Bệnh thiếu Manggan (Mn):

Triệu chứng: Ở lá già xuất hiện những chấm vàng nâu hoặc chuyển sang màu vàng, vàng nhạt.

Nguyền nhân: Trong phân bón thiếu Mn.

Biện pháp phòng trị: Tưới phân có MnS04 nồng độ 1/1000. Định kỳ tưới 15 ngày một lần.

VIII. Bệnh thiếu Bo:

Triệu chứng:

Giống triệu chứng đó nấm và vi khuẩn.
Đọt non thưừng bị thối, một cây bị thối, đọt khô.
Thân hay lá bị nứt, lá bị uốn quằn.
Rễ chậm phát triển.
Cây bị còi.

Nguyên nhân: Trong phân bón thiếu Bo.

Biện pháp phòng trị: Hòa tan Bo pha nồng độ 1/1000, định kỳ 15 ngày tưới một lần.

VIII. Môi trường sống thay đổi:

Đối với cây lan được nuôi trồng, mỗi yếu tố của môi trường thay đổi thường dẫn đến một triệu chứng . gây bệnh có hại cho cây. Sau đây là một số nguyên nhân và triệu chứng thường gặp:

Cây lan thiếu sáng lá có màu xanh đậm, mỏng và vươn dàiThiếu ánh sáng:Triệu chứng: Lá của cây lan chuyển sang màu xanh đậm, mềm yếu, thân của cây mềm và vươn dài trông rất yếu ớt. Hoa của cây lan bị rụng sớm hơn bình thường.

Nhiệt độ cao: Triệu chứng: Lá của cây lan chuyển sang màu vàng, cây tăng trưởng chậm, sức sông của cây kém, cây không trổ được hoa hoặc khi trổ hoa thì hoa chóng tàn, rụng sớm hơn bình thường.

Độ ẩm cao:Triệu chứng: Lá của cây lan bị những đốm màu hồng hoặc màu nâu, cánh trắng của hoa bị lấm chấm den làm cho hoa bị xấu đi, mất vẻ đẹp tự nhiên của hoa.

Thiếu nước:Triệu chứng: Lá của cây lan bị nhăn lại, thân cây bị teo, rễ nhỏ đi và dài ra, cây sinh trưởng và phát triển kém.

Thừa nước: Triệu chứng: Cây lan bị úng nước, rễ của cây bị thối, tiếp theo là lá, thân bị thối, lá, ngọn bị thối làm cho cây chết.

Không khí bị ô nhiễm (do các khí thải công nghiệp và xe cộ):
Triệu chứng: Hoa lan mới ra nụ chưa kịp nồ-đã bị héo, hoặc vừa nở bị tàn ngay.

 

Biện pháp phòng trừ:

Chọn vườn nuôi trồng hoa lan xa với các cơ sở công nghiệp xả nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường, xa với các trục lộ giao thông, xe cộ đi lại nhiều.

Làm hàng rào xanh bằng cách trồng các loài cây ngàn chắn vườn với các đường giao thông.

Ở vị trí thông gió, thoáng mát, nhiệt độ điều hòa.

Làm giàn cho phù hợp với từng giống lan khác nhau trên cơ sở những yêu cầu về ánh sáng của các giống đó.

Ví dụ:

+ Phalaenopsis, Paphiopedìlum, yêu cầu ánh sáng 30%.
+ Cymbidium, Rhynthotylis, Doritis, Miltoma yêu cầu ánh sáng 40%.
+ Cattleya, Laelia, Brassia, Oncidium, Caelogyne, Bulbophyllum yêu cầu ánh sáng 50%.
+ Dendrobium thân thẳng, Vanda lá dẹp, Vaseostylis yêu cầu ánh sáng 60%.
+ Làm giàn che mưa thời kỳ mưa nhiều và tưới nước đủ ấm cho cây. Tránh tưới quá nhiều làm ẩm ướt thường xuyên vườn lan gây úng nước cho lan.

Bón phân định kỳ từ 7 đến 10 ngày một lần, bón cân đối các nguyên tố vi lượng, chú ý nhu cầu phân bón của từng loại và đặc điểm mùa ngủ của một số loại lan.

 

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản