Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm

Ngày nay, địa lan kiếm là một trong những loài lan được trồng với giá thể, có lá bản nhỏ, dài, cong, đầu là nhọn như mũi kiếm. Giá thể có thể là đất, cũng có thể là giá thể nhân tạo. Gọi là địa lan kiếm (cymbidium) để phân biệt với các loài lan khác.

1. Những kiến thức chung

Lan kiếm có 2 giống chủ yếu:

Địa lan kiếm mạc biên - Trồng và chăm sóc địa lan kiếm- Địa lan kiếm Nam Á: được tuyển chọn và thuần dưỡng lâu đời ở nước ta, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Sơn Tây… gọi là địa lan kiếm truyền thống.

- Địa lan Bắc Á: mới được nghiên cứu ở VN những năm gần đây, được thị trường ưa chuộng vì lá to, hoa có màu sặc sỡ. Chúng sinh trưởng thích hợp với vùng có nhiệt độ thấp, mát mẻ quanh năm như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,…

Tiêu chí để tuyển chọn địa lan kiếm là những phẩm chất đặc biệt như:

- Có hương thơm đặc biệt

- Có màu sắc hoa thanh nhã

- Có hình dáng cân đối giữa lá và hoa

- Mùa ra hoa theo yêu cầu, thường là dịp tết Nguyên Đán

Các loài địa lan kiếm thường nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán gồm:

- Mặc lan: Đại mặc, mặc biên, màu hoa nâu đậm

- Thanh lan: màu hoa xanh ngọc

- Hoàng lang: Hoàng vũ, Đại hoàng, màu hoa vàng nhạt

Mùa hè có lan Bạch ngọc, Tố tâm; cuối thu đầu đông có lan Trần mộng (có nơi gọi là Tần mộng).

Có người coi trồng địa lan là rất khó nên ngại chơi, nhưng khi đã nắm vững kĩ thuật, nhất là ngày nay, có nhiều loại giá thể, chất bón và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả thị việc trồng địa lan kiếm không khó.

2. Điều kiện nuôi trồng địa lan kiếm thành công

Giống

Lan kiếm thanh ngọc - trồng và chăm sóc địa lan kiếmGiống phải phù hợp với môi trường ta định trồng và nơi thiết lập vườn lan, ví dụ ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thì không thể trồng địa lan Bắc Á.

Chọn giống phải chặt chẽ:

- Cây lan khỏe mạnh, lá xanh tốt, cứng cáp, không có dấu vết bệnh tật như có đốm đen, đầu lá héo, lá vàng,…

- Nơi cung cấp giống phải có uy tín và chất lượng.

Phải nắm vững kĩ thuật, phải được học tập kiến thức và thực hành thành thạo. Cần có sách vở, tài liệu để tra cứu khi cần.

Phải có môi trường phù hợp.

Ánh sáng

Vừa giúp cây lan sinh trưởng và phát triển. Ánh sáng cũng quyết định đến chế độ ra hoa của cây lan, bao gồm 2 yêu cầu:

- Thời gian chiếu sáng: thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày và tổng thời gian chiếu sáng trong năm. Trung bình 1 ngày cần 5-8 giờ.

- Cường độ chiếu sáng: nói chung các loại lan đều ưa sống dưới ánh sáng tán xạ như dưới các bóng cây. Ánh sáng tốt nhất là vào buổi sáng, ta có thể cho ánh sáng chiếu trực tiếp. Khi mặt trời lên cao, ánh sáng gay gắt thì phải để lan ở trong giàn che bằng lưới, đảm bảo ánh sáng là 60-70%. Mỗi lớp lưới giảm được khoảng 30% ánh sáng. Nếu có dụng cụ đo ánh sáng để điều chỉnh thì chính xác hơn.

Quan sát lá cho ta biết ánh sáng đủ, thừa hay thiếu:

- Ánh sáng đủ hợp lí: cây lan có màu xanh hơi ngả vàng. Mặt lá sáng bóng, thân và lá cây cứng cáp.

- Ánh sáng thừa: lá có màu vàng hơi đậm, đầu lá bị khô.

- Ánh sáng thiếu: lá màu xanh đậm, mặt lá kém bóng, lá sẽ to ra và mỏng đi.

Nhiệt độ

Địa lan tố tâm - trồng và chăm sóc địa lan kiếmNhiệt độ giúp cho hệ thống của cây lan hoạt động như: hệ thống quang hợp, hệ thống hô hấp, hệ thống dẫn truyền dinh dưỡng, hệ thống ra hoa,… Nếu nhiệt độ tăng thì các hệ thống sẽ hoạt động và ngược lại. Tuy nhiên việc tăng hay giảm nhiệt độ để điều khiển cây lan phát triển cũng có giới hạn. Địa lan kiếm ưa nhiệt độ mát mẻ.

Nhiệt độ lí tưởng để cây lan phát triển là 20-30 độ C.

Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cây lan chịu được: 15-35 độ C.

Thời kì lan ra hoa phải có nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C, nhiệt độ tối ưu: ban đêm từ 7-10 độ C, ban ngày từ 18-22 độ C.

Chế độ tưới nước và độ ẩm

Nước có vai trò truyền dẫn các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cây lan. Địa lan kiếm ưa ẩm nên cần duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây.

Tuy nhiên từng thời kì khác nhau có thể yêu cầu về độ ẩm khác nhau:

- Cần nhiều nước trong giai đoạn cây đang đẻ con, cây con đang phát triển, sau thời kì ra hoa.

- Giảm lượng nước khi giả hành đã phát triển hoàn chỉnh.

- Cấp nước tối thiểu khi cây chuẩn bị ra hoa.

- Tăng lượng nước khi cây có chồi hoa để cành hoa phát triển.

Tưới lượng nước bao nhiêu còn tùy thuộc vào giá thể bạn sử dụng. Nếu giá thể giữ nước như rong biển thì chỉ cần tưới một lượng ít nước cũng đủ. Trái lại những giá thể giữ ít nước thì cần tưới nhiều hơn. Nguyên tắc chung là rễ lan luôn luôn ẩm nhưng không được ướt sũng. Nếu giá thể ướt sũng thì nhiều mầm bệnh dễ phát triển, rễ lan dễ bị thối.

Chế độ giữ ẩm cho lan tốt nhất là phun sương mù, 2 giờ phun 1 đợt.

Nếu có thể đặt chậu hoa lan kiếm trên 1 khay nước, đáy chậu cách mặt nước 3-4cm, để lan hút hơi nước.

Không khí

Nơi để lan cần có thông gió tốt, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.

Không khí lưu thông giúp cho nước trong lá lan bốc hơi nhanh, sẽ tăng cường sức hút dinh dưỡng của rễ cho lan.

Dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng cho lan chủ yếu là N-P-K và những chất vi lượng (Mangan, magne, brom, lưu huỳnh, sắt, đồng, kẽm,… một số vitamin nhóm B).

Đối với địa lan kiếm hạn chế bón phân hữu cơ vì có nhiều mầm bệnh, phân vô cơ dễ sử dụng hơn.

- Thời kì cây đang phát triển: phân N-P-K là 30-10-10

- Cây trưởng thành: N-P-K là 20-20-20

- Thúc đẩy cây ra hoa: N-P-K là 15-30-15

- Chu kì bón từ 5 đến 10 ngày một lần. Nồng độ tùy theo hướng dẫn trên bao bì nhưng kinh nghiệm nên dùng từ 50-70% theo hướng dẫn là an toàn hơn.

- Thời gian bón tốt nhất là vào buổi sáng, ánh nắng yếu, không bón khi trời mưa.

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản