Bệnh hại trên cây địa lan

Tăng cường chăm sóc, tạo cho cây đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh bị tổn thương là cách phòng trừ sâu bệnh tốt nhất. Mùa mưa nên phun ít nước, bón thêm phân hữu cơ nhằm nâng cao khả năng chống bệnh, không được bón quá nhiêu đạm.

1. Bệnh thán thư ở địa lan

Các bộ phận của địa lan như thân lá, vỏ thân già, đài hoa cánh hoa thường bị bệnh thán thư, thường thấy ở những cây chăm sóc kém. Những cây tổn thương do rét, ngộ độc thuốc, cháy nắng và những cây sinh trưởng kém do bón quá nhiêu đạm, giá thể quá chua hoặc trồng quá dày, rễ thiếu không khí làm cho bộ rễ phát triển kém đều dễ măc bệnh. Khi vi khuẩn xâm nhập vào lá, vỏ thân già, đầu tiên xuất hiện đốm đen dài trên nền màu xám hoặc xanh vàng và hình thành các bào tử trên đó. Giữa bộ phận chưa bị nhiễm bệnh và bộ phận đã nhiễm bệnh có ranh giới rõ rệt, ở giai đoạn sau vêt bệnh loang dần rồi liền với nhau tạo thành vết lõm hoặc từ màu đen.

Tăng cường chăm sóc, tạo cho cây đủ ánh sáng, thông thoáng, tránh bị tổn thương là cách phòng trừ sâu bệnh thán thư tốt nhất. Mùa mưa nên phun ít nước, bón thêm phân hữu cơ nhằm nâng cao khả năng chống bệnh, không được bón quá nhiêu đạm. Khi bị bệnh nhất thiết không được tưới nước, lập tức cắt bỏ vết bệnh và đem tiêu huỷ.

2. Bệnh thối rữa ở địa lan

Đây là loại bệnh hại do trực khuẩn gây ra với sự xâm nhiễm của men ác tính và men thối rữa trong đơn bào thực vật gây nên. Do đó tùy thuộc vào vị trí sinh bệnh và triệu chứng của bệnh mà còn có thể phân chia thành các bệnh như bệnh thối đen, thối tâm, thối gốc, bệnh đổ rạp. Sự xâm nhập của men ác tính dễ làm cho rễ bị thối, làm đổ cây. Khi bệnh nặng bắt đầu từ lá non sát gốc, lúc đầu lá mất màu xanh hoặc đốm tròn như giọt nước, sau đó loang dần thành các vết thối rữa, màu nâu nhạt, rồi nâu đen, cho đến khi toàn cây bị chết khô. Triệu chứng bệnh rất khó phân biệt với bệnh bạch quyển (lụa trắng) và bệnh do khuẩn lưỡi liềm gây nên. Ở các vùng có khí hậu ấm áp, quanh năm đều có thể phát sinh bệnh nhưng cây bị hại nặng nhất vẫn là mùa xuân do có mưa phùn ít nắng, môi trường không thông thoáng. Cây địa lan sau khi phát bệnh nếu như không xử lý kịp thời sẽ lan đến thân giả và bộ rễ là loại bệnh hủy hoại hoàn toàn. Bệnh này có thể bị lây lan qua mưa, cũng có thể lây qua cồn trùng khi di chuyển.

Phòng trừ bệnh thối rữa cho địa lan: tránh tưới quá nhiều nước và đề vườn lan đủ ánh sáng, thông thoáng. Khi mới phát bệnh, nên dùng dao đã khử trùng cắt bỏ phần bị bệnh và dùng loại thuốc có chứa 70% Mn và Zn pha loãng 1/600-1/1.000.

3. Bệnh vi khuẩn thối nhũn ở địa lan

Bệnh vi khuẩn thối nhũn còn gọi là bệnh đốm nâu, là loại bệnh do vi khuẩn gây hại. Bệnh vi khuẩn thối nhũn hại lá, mầm và thân già, lá. Sau khi bị nhiễm bệnh giai đoạn đầu xuất hiện các vệt như nước đọng, sau biến thành màu nâu hoặc màu đen và lan ra rất nhanh, thành những mảng thối nhũn chảy nước, bệnh lan truyền theo nước tưới hoặc nước mưa. Nếu như thân già bị nhiễm bệnh cũng xuất hiện các hạt nước đọng, sau đó xuất hiện các vết bệnh màu nâu hoặc màu đen, cuối cùng mềm nhũn, thối rất nhanh. Mầm non thường bị nhiễm bệnh vào đầu mùa hè, bệnh xâm nhập vào qua các vết đứt gẫy, sâu cắn, khi gặp mưa nhiều, môi trường không thông thoáng bệnh sẽ rất nặng và lan ra rất nhanh chỉ cần 3-5 ngày toàn bộ lá bị thối nhũn kể cả lá non cũng như lá già. Bất cứ mùa nào trong năm cũng có thể phát bệnh nhưng mùa đông giảm hơn một chút, ở những bộ phận nhiễm bệnh đã bị phân giải chỉ cần va nhẹ đã có dịch chảy ra đồng thời có mùi tanh của cá, khi nhỏ vài giọt dịch đó vào chén nước thấy ngay nước đục tỏa ra xung quanh.

Phòng trừ bệnh thối rữa do vi khuẩn cần chú ý môi trường khi thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ. Các loại thuốc thường ít tác dụng với loại bệnh này, cho nên tốt nhất là loại bỏ cây bị bệnh.

Bệnh thối nhũn ở địa lan
 

4. Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ còn gọi là bệnh khô héo, do khuẩn thể gây nên, ngoài địa lan còn làm hại các loại cây khác. Rễ cây bị thối do một loại khuẩn hình sợi. Đây là loại vi khuẩn hại rất nặng đối với địa lan. Bệnh gây hại trên tất cả các giai đoạn của địa lan nhưng hại nặng nhất là ở cây mới trồng, tưới nước quá nhiều. Bệnh thường xuất hiện sớm nếu như không bị khống chế kịp thời có thể lan đến thân giả rồi đến lá. Trong quá trình phát triển, hình thành vết thối rữa màu nâu vòng quanh gốc cây, làm cho cây bị chết. Cây to bị nhiễm bệnh sẽ suy yếu dần, đầu tiên chỉ làm cho rễ bị thối rữa sau đó làm cho cây bị chết. Cũng có trường họp lại lan đến thân giả làm cho sinh trưởng của cây bị suy thoái, thân giả và lá đều bị vàng, yếu ớt, cong queo khô héo rồi bị chết.

Để phòng trừ loại bệnh này cần chú ý đến điều kiện thông thoáng giảm số lần tưới nước. Trong mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều, hàng ngày cần phải chú ý quan sát phát hiện kịp thời và sừ dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp. Khi phát hiện cây mới bị bệnh nhẹ phải dùng thuốc trừ khuẩn để phun, cũng có thể ngâm rễ lan bằng thuốc tím hoặc tưới vào gốc từ 2 – 3 lần, cách 1 tuần 1 lần cho hiệu quả khá tốt. Đồng thời nên thay chậu và giá thể khi thay chậu phải cắt bỏ rễ bị thối, sau khi thay chậu hạn chế tưới nước nhằm giảm khả năng bệnh tái phát. Khi cây bị bệnh nặng phải lập tức loại để bỏ tránh lây lan.

5. Bệnh khô lá


Bệnh khô lá là loại bệnh do khuẩn hình gậy tròn gây hại hay phát sinh ở đuôi lá hoặc phía trước của phiến lá hoa địa lan. Ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ lớn rất nhanh, lúc đầu là các đốm màu nâu đen dạng giọt nước đọng rồi chuyển sang mầu nâu đen, giữa có màu xám nhạt, các vết bệnh to có đốm đen nhỏ, khi nặng sẽ lan ra cả phiến lá làm cho lá bị chết khô. Mùa xuân có mưa phùn trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thông thoáng kém, ánh sáng thiếu thì bệnh càng nặng.

Phòng trừ bệnh: cần cắt bỏ ngay những lá khô đem tiêu hủy tập trung, đồng thời có thể phun thay đổi các loại thuốc trừ khuẩn.

6. Bệnh đốm tròn


Bệnh đốm tròn là loại bệnh hại khá nghiêm trọng do 1 loại vi khuẩn gây nên. Nó qua đông bằng các nội khuẩn hoặc bào tử. Bệnh phát sinh nhiều ở bộ phận giữa và dưới của lá, thường gây hại trên các cây sinh trưởng yếu, đặc biệt các vườn lan trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài, ít thông thoáng thì bệnh càng phát triển mạnh hơn. Cây địa lan sau khi bị nhiễm bệnh ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu đỏ, sau lan dần thành các đốm tròn hoặc giữa hình tròn (ở mép lá) rồi thành đốm màu nâu đen, giai đoạn cuối giữa phần lớn chuyển thành mầu nâu nhạt, vết bệnh khá lớn, mép lá vàng thể hiện rõ ờ 2 mặt lá, khi nặng vết bệnh phủ kín lá và làm cho lá bị chêt khô.

Để phòng trừ bệnh đốm tròn, ngoài biện pháp cắt bỏ lá bệnh đem tiêu huỷ tập trung, còn có thể dùng các loại thuốc trừ khuẩn như: Boocđo, Benlat để phun liên tục 3 – 4 lần cách 10-15 ngày phun 1 lần vào mùa xuân và mùa thu.

7. Bệnh muội đen


Bệnh này xuất hiện khi vườn lan bị thiếu ánh sáng, thông thoáng kém, một số loại sâu như rệp, khi bám vào cây lan chúng tiết ra loại dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn cộng sinh hình thành bệnh, loại khuẩn này ít gây hại cho cây lan nhưng khi trên lá bị phủ bề lớp muội đen sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của toàn cây, làm cho cây sinh trưởng kém, giá trị thẩm mỹ bị giảm.

Phòng trừ bệnh: tạo môi trường thông thoáng cho cây, tiêu diệt các loại sâu hại và định kỳ lau lá bệnh bằng khăn mặt ướt nhằm loại bỏ vi khuẩn bám ở đó.

8. Bệnh hoa lá do Vi rut gây bệnh.

Bệnh này còn gọi là bệnh vi rut hoại tử, bệnh hoại tử vệt đen, bệnh này do sự xâm nhiễm của vi rut hoa lá ngọc lan (CYMV) và vi rut hoa lá thuốc lá (TMV) gây nên, đây loại bệnh thường thấy xuất hiện ở hoa địa lan. Loại vi rut này có trên 70 ký chủ thuộc họ lan, có thể tồn tại lâu với tính chất ổn định trong nhựa cây. Bởi vậy khi thay chậu hoặc tách cây để trồng trong đó có những cây đã nhiễm bệnh nhựa cây của cây bệnh sẽ bám vào dụng cụ, giá thể truyền cho cây khác, rồi qua vết cắt thâm nhập vào sống trong tế bào khỏe mạnh tạo ra nguồn lây nhiễm. Trồng hoa lan tại gia đình do không gian hạn hẹp, bố trí chậu quá dày, lá cây nọ chồng lên lá cây kia và do tác động của cơ giới làm cho lá các cây lan cọ sát vào nhau tạo ra các vết thương, cũng có người trồng lan muốn tiết kiệm diện tích mà sắp xếp các chậu lan theo hình khối khi tưới nước ở tầng trên nước thừa rơi xuống tầng dưới, làm cho vi rut lan truyền rồi xâm nhập qua vết thương. Do môi trường sinh trưởng khác nhau mà xuất hiện triệu chứng bệnh không giống nhau, thông thường vết bệnh xuất hiện thành vệt dài hoại tử dưới mặt lá làm cho lá bị chết, nhưng hoa vẫn không có triệu chứng bệnh. Sau khi nhiễm khoảng 3 tuần mầm non xuất hiện đốm màu vàng lộn xộn, sau đó lá càng lớn thì càng nhiều đốm và rõ hơn, tiếp đó là những đốm hoại tử màu nâu hoặc nâu xám. Cũng có những giống sau khi nhiễm bệnh xuất hiện các vệt màu vàng hình chữ nhật, sau đó thành hoại từ màu đen lan khắp phiến lá.

Bệnh vi rut hại địa lan cũng như các loại cây khác, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa có được biện pháp phòng trừ có hiệu quả, bởi vậy phải thường xuyên quan sát khi phát hiện có cây khả nghi nên lập tức cách ly hoặc tiêu huỷ. Để phòng trừ lây nhiễm, cần cải thiện vệ sinh môi trường, phun thuốc định kỳ diệt côn trùng khử trùng dụng cụ. Hiện nay thường dùng các loại dung dịch khử trùng như Foocmalin 2% và Hyđroxit Natri 2%, đều cho hiệu quả khá tốt. Không được mua những cây đã nhiễm bệnh hoặc nghi có bệnh, không được dùng các bộ phận của cây có bệnh hoặc khả nghi mang bệnh để nhân giống, cần kiểm tra vi rut đối với những cây làm giống xác định chính xác không nhiễm bệnh mới được sử dụng.

Cách chuẩn đoán bệnh do virut gây ra ở địa lan

Địa lan bị nhiễm vi rut mà sinh bệnh gọi là bệnh vi rut địa lan. Hiện nay đã phát hiện ít nhất là 6 loại như: ROSV, CYSV, CYMV, CYRV, CRV, CMV thuộc họ Roty vi rut. Nhiễm loại vi rut ROSV lá địa lan xuất hiện màu đỏ tía, cánh hoa có những đốm mầu nhạt. Nhiễm loại vi rut CYMV trên lá xuất hiện đốm màu vàng nhạt theo vệt dài hoặc hoại tử, cánh hoa có vết hoại tử, cũng có lúc triệu chứng bệnh trên hoa biểu hiện không rõ rệt. Cây địa lan khi bị ROMV và CYMV cùng xâm nhiễm trên lá xuất hiện vân khảm.

Vi rut CMV làm cho lá bị vàng, còn cánh hoa màu nhạt và dị hình. CYRV và CRV làm cho lá có vệt màu vàng đốm hoại tử hoặc vàng từng mảng, cánh hoa màu nhạt hoặc có vết hoại tử. Còn loại paly virut sau khi xâm nhập làm cho lá xuất hiện vân khảm hoặc dị dạng và làm cho hoa bị mất màu. Trong đó phổ biến nhất là các bệnh do vi rut CYMV, ROSV và CMV. Sau đó cây địa lan bị nhiễm bệnh sẽ lan truyền tất cả các bộ phận của cây làm cho cây sinh trưởng chậm, trên lá xuất hiện các vết vàng, hoặc thành mảng mất màu lõm xuống, đôi khi xuất hiện các vết dài hoại tử. Trên hoa hình thành những vệt dài, mảng màu sắc không giống nhau, thậm chí trở thành dị dạng, hoại tử, rụng sớm, ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm của hoa. Tuy nhiên phản ứng đối với bệnh vi rut còn tùy thuộc vào họ lan, có một số họ lan mặc dù đã nhiễm bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng có rất nhiều họ lan triệu chứng bệnh ở những cây non không nặng khi cây trưởng thành mới dần dần xuất hiện triệu chứng bệnh.

Có một số triệu chứng bệnh do vi rut gây ra ở cây địa lan rất khó phân biệt với trạng thái dị thường do bệnh sinh lý của cây địa lan, do đó làm cho người ta rất khó chẩn đoán và phòng trừ bệnh do vi rut gây ra. Hiện nay đang có các phương pháp kiểm định bệnh virut như phương pháp sinh vật truyền thống và phương pháp dùng kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quang học và phương pháp kháng huyết thanh. Phương pháp kiểm định sinh học trước đây có tốn nhiều công sức và thời gian. Phương pháp kính hiển vi điện tử do thiết bị quá đắt nên không phổ cập, phương pháp hiển vi quang học lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới chẩn đoán chính xác. Trong các phương pháp thì phương pháp huyết thanh được dùng rộng rãi hơn, không yêu cầu nhiều kinh nghiệm cũng có thể đọc kết quả từ máy một cách khách quan chính xác, nhưng pha chế huyết thanh hơi khó, chi phí khá cao.

Bệnh tuyến trùng

Bệnh tuyến trùng địa lan là một trong những loại bệnh thường gặp do tuyến trùng gây ra. Tuyến trùng là loại động vật nhiều tế bào ký sinh chỗ giàu dinh dưỡng, rất nhỏ kích thước 1 mm thuộc dạng bán trong suốt, chỉ quan sát được tuyến trùng bằng kính hiển vi. Thông thường con cái hình quả bí, con đực dạng sợi, ưa ẩm gây hại cho địa lan vào mùa mưa khi nhiệt độ cao. Nguồn tuyến trùng gây bệnh đối với địa lan vẫn là tuyến trùng lưỡi kiềm, nó ký sinh trên lá làm cho lá vàng hoặc đốm nâu làm cho lá bị khô héo thậm trí bị rụng, do đó làm cho cây sinh trưởng chậm, phát triển không tốt, ký sinh ở mầm hoa có thể làm cho mầm hoa bị khô héo không hình thành nụ, còn ký sinh ở rễ làm cho rễ xuất hiện những chuỗi hạt liên kết hoặc nốt sần nhỏ trong nốt sần có những hạt tròn, hoặc làm cho rễ bị tổn thương xung quanh vết thương xuất hiện rễ tơ ngắn nhỏ khiến cho bộ phận trên mặt đất sinh trưởng kém, lá nhỏ, ít lá, màu vàng, khi bị bệnh nặng có thể làm chết cả cây.

Để phòng trừ bệnh tuyến trùng ở địa lan trước hết phải loại trừ nguồn bệnh, nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị nặng, những cây nhẹ cắt bỏ phần lá, rễ bị bệnh, phần còn lại ngâm vào nước nóng ở 50°C trong thời gian 10 phút hoặc 55°C trong thời gian 5 phút. Làm sạch giá thể bằng thuốc sát trùng. Nếu như cần chuyển cây bệnh ở nơi khác về thì giá thể phải được xử lý trước đó 2 tuần bằng các loại thuốc khử trùng.

Ngoài những bệnh trên địa lan còn có những bệnh như bệnh muội xám, bệnh héo hoa, bệnh thối rữa vi khuẩn, bệnh vi khuẩn đốm nâu, vi khuẩn thối hoa, vết bệnh đốm vòng.

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản