Tại sao kiếm bị sần?

gây ra bệnh sần lá trên cây Lan Kiếm do chủng virus Mosaic, virus này gây ra trên Kiếm là cymbidium mosaic virus. Gây ra trên cà chua là Tomato mosaic virus, gây ra trên cây sắn là Sri Lanka Cassava Mosaic virus....thuốc lá, mía... thuật ngữ trong nông nghiệp dùng là bệnh khảm lá.

1. Do chế độ chăm

2. Do virus

Ở bài này tôi chỉ nói về phần 2 với tất cả những sự hiểu biết của tôi hy vọng các bạn có gì đó tham khảo đc.

A. Loại virus : gây ra bệnh sần lá trên cây Lan Kiếm do chủng virus Mosaic, virus này gây ra trên Kiếm là cymbidium mosaic virus. Gây ra trên cà chua là Tomato mosaic virus, gây ra trên cây sắn là Sri Lanka Cassava Mosaic virus....thuốc lá, mía... thuật ngữ trong nông nghiệp dùng là bệnh “khảm lá”.

Link tham khảo cho các bác: https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/cymbidium-mosaic-virus

Lá lan kiếm bị sần

B. Cơ chế hoạt động của virus. Là quá trình nhân lên của virus gây ra các tổn thương trên mặt lá. virus đầu tiên gắn vào tế bào chủ ở một hoặc một trong số các thụ thể trên bề mặt tế bào. RNA của virus sau đó xâm nhập vào tế bào chủ và tách ra khỏi vỏ ngoài (dạng không vỏ) và sao chép bên trong tế bào chủ trong một quá trình đòi hỏi các enzyme cụ thể. Các thành phần virus mới được tổng hợp sau đó lắp ráp thành một hạt virus hoàn chỉnh. Tế bào vật chủ thường chết, giải phóng các virus mới và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào vật chủ khác. Mỗi bước nhân bản của virus liên quan đến các enzyme và chất nền khác nhau và tạo cơ hội để can thiệp vào quá trình lây nhiễm.

C. Có diệt được virus ko? Và cách phòng tránh

Theo các tài liệu mới nhất thì chưa có hiện pháp diệt virus này vì:

- Nó nằm trong tế bào sống của cây Lan kiếm, muốn diệt nó mà phá huỷ tế bào thì cây cũng chết nên các nhà khoa học đang nghiên cứu 1 loại gen bôi vào bề mặt lá tạo các enzyme can thiệp vào quá trình nhân bản nhưng cũng chỉ là mới thử nghiệm trong năm 2020.

- Theo tất cả các tài liệu nước ngoài tôi tìm hiểu thì biện pháp tốt nhất vẫn là “tiêu hủy” cây bị bệnh. Virus này lây từ cây bệnh sang cây lành do các dụng cụ cắt tỉa, do côn trùng truyền bệnh. Nếu vườn có cây bị sần thì vệ sinh dụng cụ và hạn chế côn trùng làm môi trường truyền bệnh. Bản thân virus ko tự đi chuyển được.

- Tài liệu tham khảo https://www.planetnatural.com/pest-problem-solver/plant-disease/mosaic-virus/

- Cây Kiếm sần cũng như các cây nông nghiệp khác, sẽ ko chết vì virus tuy nhiên tốc độ sinh trưởng giảm, năng suất hoa giảm (theo cảm nhận của tôi cây kiếm sần phát triển chậm hơn, cần hoa ngắn hơn).

Kết: Sau 8 tháng lọ mọ với chai lọ, phá vài chậu vị hoàng sần có những lúc nghĩ rằng mình đã chạm đc vào 1 cái gì đó vì cây con ra thấy láng ko bị sần tuy nhiên ko phải như vậy. Bản thân cây Kiếm cũng sinh ra kháng thể tự nhiên trong quá trình phát triển và những cây láng lại được thường sẽ ko bao giờ bị sần nữa, cái này là do bản thân cây chứ không phải do tác động của ngoại cảnh. Vì vậy đơn giản như cây Thuốc lá chẳng hạn, ở Mỹ  họ sẽ nhân giống những cây miễn dịch với virus mosaic chứ chưa có thuốc đặc trị.

- Đừng trông chờ vào 3 cái thuốc “đặc trị virus“ của mấy cty bày ngoài cửa hàng như nano bạc, sat4... Đa số là thuốc sát khuẩn và chỉ diệt đc virus ở ngoài môi trường chứ trong tế bào thì chỉ có cách luộc cây kiếm lên trong 30p thôi (vì nó phân hủy ở nhiệt độ 90• trong 30p).

- Tôi đã thử nghiệm rất nhiều loại thuốc “đặc trị” ko có kết quả, thậm chí mua cả thuốc điều trị HIV của người giã nát bôi và tưới với hy vọng nó tạo ra enzyme giả đánh lừa virus trong quá trình tổng hợp để không nhân lên được mà ko có tác dụng túm lại với những gì tôi biết thì hiện tại

TRỊ SẦN CHO KIẾM LÀ KHÔNG THỂ, trồng đến một thời điểm nào đó tự cây con nó sinh ra kháng thể thì cây sẽ bớt và dần dần sẽ hết sần, khỏi cần thuốc (cảm giác nếu cây sần các bác cắt hết lá + rể dùng mình củ ươm lại thì cây con sẽ bớt dần nhanh hơn).

Theo Hội Lan Kiếm

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản