Cách trồng Địa lan đơn giản nhất

Hiện tại rất nhiều dòng Địa lan xứ nóng có mặt tại Việt Nam, qua một thời gian trồng và nghiên cứu cách trồng Địa lan của Thái lan, mình xin chia sẽ cách trồng như sau:

Hiện tại rất nhiều dòng Địa lan xứ nóng có mặt tại Việt Nam, tuy nhiên điều này làm cho nhiều bạn lúng túng vì trước nay trong miền Nam thường trồng lan Dendro hoặc những loại lan bằng cách trồng than hoặc ghép gỗ. Qua một thời gian trồng và nghiên cứu cách trồng Địa lan của Thái lan, mình xin chia sẽ cách trồng như sau:

- Đơn giản nhất là trồng chậu với sơ dừa (bột hay sơ dừa bánh cắt nhỏ ra đều được). Cây vẫn sống tốt và ra hoa.

- Cách hay nhất là dùng chậu kín lỗ bên hông, loại giống như chậu kiểng đang bán ngoài thị trường. Chậu phải thoát nước tốt, sau đó dùng một ít đá xanh nhỏ lót dưới đáy chậu (khoảng 2cm), để rễ cây không chui ra ngoài, mau có hoa.

- Lót một lớp mỏng phân chuồng như phân bò hay phân heo (1cm) đã ủ mục.

- Sau đó dùng hỗn hợp sơ dừa như trên trộn với vỏ đậu (nếu không có thì dùng sơ dừa không). Sau đó trồng bình thường như các loại lan khác. Cố định cây không cho lắc lư để cây mau ra rễ.

Trồng địa lan với hỗn hợp xơ dừa và vỏ đậu phộng

Chú ý:

- Sơ dừa chôn đến phân nữa củ, tưới nước từ từ nén chặt xuống là vừa.

- Cố gắng giử rễ cho nhiều khi tách chiết, sang chậu. Hạn chế cắt bỏ hết rễ

- Có thể dùng các chất trồng khác tùy theo địa phương có như: than nhỏ trộn với đá. Vỏ thông, đất nung, vỏ đậu phộng, đất sạch,…

- Khi mới trồng để chổ mát một tuần, sau đó đem ra lưới 50% ánh sáng. Trồng khoảng thời gian 1 tháng, cây sẽ ra rễ tốt, xanh tốt, lên con mới.

- Cách trồng này áp dụng được cho lan Hài, Kiếm, Chu đinh,… và những dòng lan đất khác.

Trồng địa lan với than hoa và đá

Cách chăm sóc:

- Tưới nước như các loại lan khác, không được để khô chậu, giá thể nên lúc nào cũng ẩm, chờ hơi khô chút là tưới lại.

- Bón phân ưu tiên phân Hữu cơ.

- Tưới trừ nấm bệnh như các loại lan khác. Cây hay bị bệnh Thán thư (lá có đóm đen, lõm xuống). Dùng thuốc Carbenzim trị.
- Dùng phân tan chậm rất tốt cho Địa lan.

Theo kinh nghiệm bản thân, trừ những giống có điều kiện khí hậu nơi sống khác xa với nơi bạn trồng, về cơ bản thì các giống còn lại đều dễ trồng, cây sống khỏe, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, cây chỉ cần một chỗ đủ ẩm để bám dễ, đủ nắng để phát triển.

Chúng ta chia làm 2 loại

Loại lá cứng hay còn gọi lan kiếm, giống này ưa nắng gió, sống khỏe, bạn có thể trồng chậu với một ít chất trồng như vỏ thông, vỏ dừa, than hoa hoặc xỉ than tổ ong hay ghép lên cây cũng được, hàng ngày tưới nước một lần. Cá nhân thấy trồng với điều kiện nghèo chất dinh dưỡng cây phát triển chậm đẹp hơn là nhiều chất dinh dưỡng, cây được trồng trong chậu nhiều chất dinh dưỡng phát triển quá nhanh quá khỏe lại mất đi vẻ đẹp mạnh mẽ của lan kiếm

Loại lá mềm thì ưa ẩm và dâm mát, loại này trồng với chất trồng truyền thống như: Đất phơi ải, xỉ than tổ ong với trấu ... (bạn có thể tham khảo chi tiết như bài Kinh nghiệm trồng và Chăm sóc địa lan) do lá mỏng nên khả năng chịu nắng và hạn kém hơn nên lựa chọn chỗ trồng cho thích hợp, có thể để dưới dàn phong lan nhà bạn, tưới phong lan tưới luôn cho địa lan, một công đôi việc

Chúc các bạn thành công!

Vuonlan.net

Theo Mai Huy

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản