Địa lan rừng Việt Nam

Tại bài viết này tôi xin được đề cập tới nhóm địa lan rừng được phân bổ tại vùng miền núi phía Bắc tạm gọi là địa lan Bắc Hà

Địa lan rừng Việt Nam - Địa lan bạch ngọc Cymbidium mastersiiThưa các bác, có thể là 1 quy luật chưa được chứng minh; Những ai đã trót yêu cá thường yêu cây và ngược lại. Rất may tôi lại là 1 trong những số đó. Người xưa đã nói:"Nuôi cá dưỡng tâm, nuôi cây dưỡng trí" điều này quả thật không sai với 1 xã hội ngày càng nhiều áp lực như hiện nay, cá và cây đã mang lại cho chúng ta rất nhiều điều điều bổ ích và lý thú. Trong phạm vi của chủ đề này tôi xin được đề cập tới 1 loài cây có lẽ là đặc sản của Việt nam chúng ta - Đia lan rừng. Như các bạn đã biết đặc điểm địa lý của Việt nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, diện tích rừng núi (còn lại sau khi phị phá hoại ) được phân bổ khá rộng từ Nam ra Bắc tạo thành 1 hệ thống thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loài phong lan và địa lan. Trong đó địa lan (Cymbidium) là 1 loài thực vật đã được đưa vào nuôi trồng nhân tạo và thưởng thức từ rất lâu. Từ thời phong kiến thú chơi địa lan rừng chỉ phát triển chủ yếu trong giới quý tộc có địa vị trong xã hội, ngày nay phong trào này đã được phát triển 1 cách rộng rãi cả chất lẫn lượng. Đã có rất nhiều các hội chơi lan được hình thành và phát triển với hàng trăm, hàng ngàn thành viên tại các địa phương. Chủng loại địa lan rừng cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

Tại bài viết này tôi xin được đề cập tới nhóm địa lan rừng được phân bổ tại vùng miền núi phía Bắc (tạm gọi là địa lan Bắc Hà).

Địa lan rừng Việt Nam - Địa lan thu tố tâm- Căn cứ vào vị trí địa lý, địa lan bắc hà chủ yếu được phân bổ tại vùng rừng núi khu vực phía Tây bắc và phía Đông bắc, trong đó khu vực Đông bắc bao gồm các tỉnh như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hòa Bình... là nhiều loài đặc hữ hơn cả.

- Căn cứ vào mùa thì có thể phân Địa lan Bắc Hà ra thành 3 nhóm: Địa lan thu (ra hoa vào mùa thu như: Bạch ngọc, Tố tâm, Trần Mộng...), địa lan đông (ra hoa vào mùa đông), đia lan xuân (ra hoa vào mùa xuân như: Đại mạc, Thanh trường, Đại hoàng, Hoàng vũ, Thanh ngọc...). Trong đó lan xuân là phong phú và có nhiều chủng loại quý hơn cả.

- Căn cứ vào mầu sắc có thể chia thành các nhóm: Lan màu nâu: Đại mạc và các biến thể. Lan mầu vàng: Hoàng lan và các biến thể. Lan mầu xanh: Thanh lan và các biến thể. Lan mầu hồng: Hồng lan và các biến thể. Lan mầu trắng: Bạch lan và các biến thể. Lan mầu đen(hoặc nâu đen): Hắc lan và các biến thể. Trong đó Hồng lan và Hắc lan là 2 loài đặc hữu và quý hiếm nhất.

- Căn cứ vào tính yếu tố lịch sử thì có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm lan truyền thống: Hoàng vũ, Thanh vũ, Mạc biên, Cẩm tố... Nhóm lan rừng mới khai thác và các biến thể: Hồng lan, Hắc lan, Thanh lan, Hoàng lan, Đại mạc...

- Ngoài ra còn có các nguồn lan nhập khẩu của của Trung Quốc, Đài Loan cũng là địa lan có nguồn gốc từ Việt Nam đã được lựa chọn, lai tạo và nhân giống ở nước ngoài.

Trên đây là 1 chút kiến thức nho nhỏ về địa lan rừng Việt Nam xin được chia xẻ cùng ae. Lúc nào có điều kiện sẽ sưu tầm và up ảnh các loại địa lan đẹp, quý hiếm để các bác thưởng thức.

Theo thành viên Longqaz trên diễn đàn Arowana.com.vn

Bài Viết Mới

Bài Đọc Nhiều

Liên hệ quảng cáo

Tắt Quảng Cáo [X]
Kyoryo Nhật Bản